+ Đầu tiên dùng giấy nhám thô chà sơ qua mặt cắt để loại bỏ các vết lồi lõm trên bề mặt cần đánh bóng, công việc này đòi hỏi phải chà đều tay, tránh trường hợp chà không đều tay dẫn đến chỗ lồi chỗ lõm. Với công đoạn chà thô này ta cũng có thể cùng lưỡi dao sắc để cạo bỏ phần lồi răng cưa.
+ Sau khi chà thô, ta dùng giấy nhám mịn chà nhẹ lại, đảm bảo bề mặt không còn vết thô, sần sùi nào. Sau công đoạn này, bề mặt mica đảm bảo không còn một vết sần nào, bề mặt phẳng mịn, tuy nhiên vẫn chưa có độ trong cần thiết.
+ Khi bề mặt mica đã phẳng mịn, dùng dung dịch chuyên dụng hoặc các loại sáp đánh bóng để đánh bóng mica, các loại dung dịch này hiện đang được bán rất nhiều trên mạng cũng như các cửa hàng bán vật tư quảng cáo. Bỏ 1 ít dung dịch đều lên bề mặt cần đánh bóng, dùng khăn nỉ chà đi chà lại đến khi loại bỏ hoàn toàn các vết xước nhỏ.
Cách đánh bóng thủ công này chỉ phù hợp với số lượng ít, bởi vì tốn rất nhiều công, độ bóng phụ thuộc vào kinh nghiệm cũng như sự tỉ mỉ của người thực hiện.
Đối vối cách đáng bóng mica bằng phương pháp khò, sử dụng máy chuyên dụng khò ra nguồn lửa có nhiệt độ cao. Đầu phát ra tia lửa như mỏ hàn, dùng trực tiếp tia lửa này để làm bóng mặt mica. Đảm bảo thao tác khò này phải đều tay cũng như giữ đều khoảng cách từ đầu khò đến bề mặt.Tuy nhiên phương pháp này chỉ loại bỏ được các vết xước nhỏ. Để bề mặt đều không bị gợn sóng thì ta cần mài nhẹ trước khi khò bóng.
Hiện nay, trên thị trường máy các loại máy đánh bóng mica rất đa đạng về kích thước cũng như thương hiệu.
Các công đoạn, thao tác đánh bóng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Việc sử dụng máy đánh bóng mica giúp cho việc gia công mica thực hiện được số lượng lớn trong khoảng thời gian gấp rút của những đơn hàng có yêu cầu về thời gian giao hàng. Chất lượng cũng như tính đồng bộ trên từng sản phẩm cao.
Xem thêm :